Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc

/FileUploads/Article/Content/Avatar/c79c4de0450043d987ee727e01687785.jpeg

Mã ngành: 7220210
Thời gian đào tạo: 3.5 năm
Văn bằng: Cử nhân Ngôn ngữ Hàn Quốc
Tổ hợp môn xét tuyển:
  • D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa - Tiếng Anh
  • D14: Văn - Sử – Tiếng Anh
  • D66: Văn – GDCD – Tiếng Anh

Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có gì thú vị?

Tham khảo có chọn lọc từ các chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín ở Hàn Quốc, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động ở Việt Nam.

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành học cung cấp kiến thức và kỹ năng về cách sử dụng ngôn ngữ Hàn Quốc, ứng dụng trong công việc và đời sống trên mọi lĩnh vực như văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, thương mại, giáo dục, ngoại giao,…

Chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc không chỉ giúp sinh viên thành thạo các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết bằng tiếng Hàn mà còn trang bị những kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, về nghiệp vụ, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về văn hoá, phong cách sống, phong cách ứng xử và làm việc của người Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng vi tính và ngoại ngữ hai tiếng Anh, giúp các bạn thích ứng trong môi trường hiện đại, toàn cầu.

Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng mềm mang tính ứng dụng cao như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo và thuyết trình, kỹ năng làm việc và quản lý nhóm, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin…

Bạn cần tố chất gì để học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc?

  • Có năng khiếu về ngoại ngữ và đam mê học ngoại ngữ.
  • Yêu thích văn hoá Hàn Quốc.
  • Năng động, sáng tạo, tự tin và hướng ngoại.

Phân biệt ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và ngành/ chuyên ngành Hàn Quốc học

Hiện nay, bạn trẻ đam mê lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc có 2 lựa chọn đại học phổ biến nhất là ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và ngành Hàn Quốc học. Ở một số trường, Hàn Quốc học là một chuyên ngành thuộc ngành Đông phương học.

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và ngành/ chuyên ngành Hàn Quốc học đều đào tạo sinh viên kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Hàn Quốc, học tập về văn hóa Hàn Quốc, nhưng định hướng đào tạo của hai ngành có sự khác biệt như sau:

  • Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc đặt trọng tâm đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ. Ngoài yêu cầu thành thạo kỹ năng nghe – nói – đọc – viết ở mức độ cao (chuẩn đầu ra tương đương Topik 4), sinh viên học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc được đào tạo nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ theo định hướng nghề nghiệp cụ thể: biên phiên dịch hoặc giảng dạy.
  • Ngành/ chuyên ngành Hàn Quốc học: nằm trong lĩnh vực “đất nước học”, sinh viên ngành/chuyên ngành Hàn Quốc học đi tìm “bề rộng” của kiến thức đất nước, văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của Hàn Quốc, được đào tạo sử dụng công cụ ngôn ngữ để ứng dụng làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đa dạng của các tổ chức có sử dụng tiếng Hàn.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN NGÔN NGỮ HÀN QUỐC BETU

  • Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU) là nơi đảm trách nhiệm vụ triển khai công tác đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên của Nhà trường và người học bên ngoài;
  • Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương đào tạo theo 4 định hướng chuyên sâu: Biên-phiên dịch, Giảng dạy tiếng Hàn, Tiếng Hàn kinh tế thương mại, Du lịch với phương châm “coi trọng đội ngũ giảng dạy”, “lấy người học làm trung tâm”, “đào tạo gắn liền với thực tiễn”, “đào tạo những con người toàn diện, mang lại tác động tích cực, truyền cảm hứng cho xã hội”;
  • Ngoài nội dung kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc còn chú trọng đến giảng dạy tiếng Anh, đào tạo tin học giúp sinh viên khi ra trường có thể sử dụng tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin ở mức thành thạo trong hoạt động nghề nghiệp;
  • Thông qua các buổi sinh hoạt, toạ đàm định hướng nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu nhập học, tân sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc sẽ phần nào hình dung được thiên hướng nghề nghiệp của bản thân, từ đó tự vạch ra cho mình được kế hoạch học tập cụ thể, cũng như chủ động tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập để phục vụ cho công việc trong tương lai;
  • Theo học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, sinh viên còn có cơ hội du học dưới dạng 2+2 hoặc 3+1 tại các trường đại học Hàn Quốc đã ký thoả thuận hợp tác với Nhà trường như Đại học Konkuk, Đại học Ngoại ngữ Busan, Đại học Inha, Đại học Kwangwoon, Đại học Nam Seoul…. Bên cạnh đó, những sinh viên có thành tích học tập và hoạt động tốt sẽ có khả năng nhận được học bổng của trường và các tổ chức khác.

Chương trình học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc đào tạo những gì?

Tuỳ theo sở thích và định hướng, sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương có thể chọn 1 trong 4 định hướng chuyên sâu thuộc chương trình đào tạo như sau:

  • Định hướng Biên-phiên dịch: đào tạo kiến thức căn bản và thuật ngữ tiếng Hàn chuyên sâu liên quan đến nhiều lĩnh vực; phương pháp và kỹ thuật thông dịch và biên dịch; kỹ năng mềm và phẩm chất cần thiết để làm tốt công việc biên-phiên dịch như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, soạn thảo và thuyết trình, quản lý thời gian, đạo đức nghề nghiệp.
  • Định hướng Giảng dạy tiếng Hàn: đào tạo kiến thức và phương pháp giảng dạy tiếng Hàn hiện đại, tác phong và kỹ năng mềm phục vụ cho việc giảng dạy như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, đạo đức nghề nghiệp, thái độ tôn trọng đồng nghiệp và người học…Đặc biệt, định hướng Giảng dạy tiếng Hàn chú trọng khuyến khích người học sử dụng các ứng dụng công nghệ trong giảng dạy theo hình mẫu của các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
  • Định hướng Tiếng Hàn kinh tế thương mại: Sinh viên có Kiến thức bao quát về nền kinh tế, kiến thức cơ sở về kinh tế và quản lý. Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Quản trị kinh doanh, kinh tế, thương mại. Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các Kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch và phát triển toàn diện, các kỹ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh,…
  • Định hướng du lịch: Đào tạo các kiến thức tổng quan về du lịch như: địa lý du lịch; văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế. Trang bị kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch.Trang bị kiến thức kinh nghiệm thực tế giúp sinh viên thích ứng và hội nhập tốt với điều kiện và môi trường làm việc trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh và nâng cao trình độ tiếng Hàn cho sinh viên thành thạo ở các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho định hướng du lịch.Chương trình học trong 3,5 năm học (7 học kỳ chính và 2 học kỳ hè). Vào học kỳ cuối cùng, sinh viên đi thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp (hoặc học phần thay thế).

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc đào tạo cho sinh viên:

  • Kiến thức cơ sở ngành: Tiếng Hàn nghe-nói-đọc-viết-ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao, văn hoá-xã hội Hàn Quốc, văn học Hàn Quốc, dẫn luận ngôn ngữ, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Hàn – Việt,…
  • Kiến thức chuyên sâu: Lý thuyết và kỹ thuật biên phiên dịch, biên phiên dịch theo lĩnh vực (truyền thông, văn hoá-xã hội, kinh tế-thương mại, báo chí-tin tứcphim ảnh…); lý thuyết giảng dạy tiếng Hàn như một ngoại ngữ, giảng dạy các kỹ năng tiếng Hàn, thiết kế giáo án và đánh giá trong giảng dạy tiếng Hàn, giảng dạy tiếng Hàn Kinh tế thương mại, giảng dạy tiếng Hàn cho học sinh phổ thông, tiếng Hàn du lịch, tiếng hàn thương mại quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế, văn hóa kinh doanh Hàn Quốc…
  • Kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm và quản lý nhóm, kỹ năng soạn thảo và thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin…
  • Ngôn ngữ phụ (ngôn ngữ 2): Tiếng Anh

Cơ hội việc làm với sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc

Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có cơ hội rất lớn ở nhiều lĩnh vực, có thể làm việc trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp, với khả năng tiếng Hàn, tiếng Anh và tin học tốt, sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc dễ dàng ứng tuyển những công việc như:

  • Trợ lý, thư ký, biên-phiên dịch trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… của Việt Nam và Hàn Quốc;
  • Chuyên viên/nhân viên cho các cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân, phụ trách hỗ trợ các công việc liên quan đến đối ngoại, quản lý quan hệ doanh nghiệp, xuất – nhập khẩu, đàm phán, ký kết, theo dõi thực hiện hợp đồng, quản lý dự án và marketing;
  • Nhân viên tổ chức phi chính phủ;
  • Cộng tác viên (dịch công chứng) tại các văn phòng công chứng nhà nước và tư nhân;
  • Biên dịch/biên tập tại các nhà xuất bản có các ấn phẩm dịch từ tiếng Hàn Quốc và ngược lại;
  • Biên dịch/biên tập tại các tòa soạn, đài truyền hình;
  • Giảng dạy tiếng Hàn ở các cơ sở đào tạo chính quy và phi chính quy;
  • Nghiên cứu viên tại các cơ sở đạo tạo và nghiên cứu về Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc trong và ngoài nước;
  • Nhân viên tư vấn du học;
  • Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên kinh doanh tại các công ty du lịch, lữ hành Việt Nam, Hàn Quốc.

Cơ hội học bổng, học trao đổi, học chuyển tiếp tại Hàn Quốc

  • Trong thời gian học, sinh viên có thể đi học trao đổi 01 học kỳ hoặc 01 năm tại các trường đối tác của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương tại Hàn Quốc;
  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp tục theo học các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, giảng dạy Ngôn ngữ - Văn hóa Hàn Quốc tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài;
  • Các đối tác của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương tại Hàn Quốc:
/FileUploads/Article/Content/Avatar/0cb6d6e2f96b4440b98671ecab411164.jpeg

Đại học Konkuk

/FileUploads/Article/Content/Avatar/0a6a76da93cd4d51b843d5001da856ee.jpeg

Đại học Ngoại ngữ Busan

/FileUploads/Article/Content/Avatar/17aa7fc27f684aee858b99e7c4017c17.jpeg

Đại học Inha

/FileUploads/Article/Content/Avatar/d3b3a8888c764e8ca1ffde7deb9ef1a2.jpeg

Đại học Nam Seoul

/FileUploads/Article/Content/Avatar/ac251e0a47674fb198f72a9c04f9a19f.jpeg

Đại học Kwangwoon

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại BETU?

  • Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT: 14.00 điểm (dự kiến năm 2022);
  • Xét theo học bạ: 18.00 điểm (dự kiến năm 2022).

NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN QUỐC

  • Trưởng ngành: TS. Nguyễn Mạnh Cường
  • Văn phòng: Văn phòng Khoa – Tầng trệt
  • Điện thoại: 0274 655 6699 hoặc 0984792210 (Cô Hằng – Thư ký Khoa)
  • Email: k.nnvhnn@ktkt.edu.vn
Xem thêm
  • Ngành Quan hệ công chúng
    Quan hệ Công chúng là ngành học vô cùng năng động đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật những điều mới mẻ để thích nghi với sự thay đổi của xã hội, từ đó đưa ra nhiều thông điệp quảng bá có hiệu quả đến với công chúng.
  • Ngành Quản trị kinh doanh
    Ngành Quản trị kinh doanh đào tạo ra những sinh viên năng động và linh hoạt để phù hợp làm việc trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như kế toán, tài chính, marketing, logistic. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện tại, nhân lực quản trị các kênh bán hàng, doanh nghiệp với tư duy đổi mới và kỹ năng chuyên môn tốt đang rất cần cho nền kinh tế.
  • Ngành Marketing
    Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng hóa và sản phẩm thì một phần không thể thiếu chính là cách các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ. Vì vậy yêu cầu về một đội ngũ chuyên tiếp xúc với khách hàng, có những sáng tạo để tiêu thụ được sản phẩm là hết sức quan trọng.
  • Ngành Quản trị văn phòng
    Quản trị văn phòng (tiếng Anh là Office Management) là ngành chuyên đào tạo công việc liên quan đến các lĩnh vực triển khai thực hiện, theo dõi đánh giá, thiết kế, lên kế hoạch các hoạt động của một văn phòng một cách hiệu quả. Quản trị văn phòng giúp phân tích và xây dựng nên hệ thống thông tin điện tử, thiết kế các trang mạng, trang thông tin phục vụ cho văn phòng và công tác quản lý dữ liệu, hồ sơ của công ty, doanh nghiệp.
  • Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
    Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc trong mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và các tổ chức kinh doanh khác.
Xem tất cả Ngành đào tạo trình độ Đại học